Template Post

Đào tạo nghề Quản trị mạng

Hiện nay, các ngành công nghiệp trên toàn thế giới đều sử dụng mạng máy tính để phục vụ cho việc kinh doanh của họ; và các mạng máy tính đó cần một người quản trị viên có thể tiếp cận và xử lý các sự cố của máy tính. Điều này có nghĩa là: trong ngắn hạn, nếu muốn tìm cách để thâm nhập vào một ngành công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng dài hạn này, thì quản trị mạng là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Quản trị mạng được định nghĩa là các công việc quản trị mạng lưới bao gồm: cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo mạng lưới hoạt động hiệu quả, đảm bảo mạng lưới cung cấp đúng chỉ tiêu định ra,…

Người quản trị hệ thống mạng phải có khả năng tự thiết lập một mạng máy tính, cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động mạng máy tính, vận hành hệ thống mạng, giải quyết sự cố mạng và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng,…

Công việc cụ thể của một quản trị mạng sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử cần một phòng quản trị mạng với số nhân viên lên đến vài chục thành viên, thậm chí là hàng trăm thành viên; các doanh nghiệp quy mô vừa cần khoảng 4-5 thành viên; các doanh nghiệp nhỏ cần ít nhất một thành viên chuyên phụ trách hệ thống mạng.

Ở các công ty quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít, người quản trị mạng phải biết và làm đủ các việc để duy trì hoạt động thông suốt của mạng, bao gồm cả việc theo dõi, cập nhật nội dung của trang thông tin điện tử của đơn vị. Trong khi đó, nếu được làm việc tại các công ty quy mô lớn, thì người phụ trách công việc quản trị mạng sẽ được phân công một công việc cụ thể như quản trị mạng chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát và vận hành máy chủ.

Quản trị mạng

EnglishVietnamese